Đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với các công ty, cơ quan, xí nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có phát sinh nước thải trong quá trình vận hành. Với mục đích là để đảm bảo các yêu cầu về quy định xả thải của địa phương và pháp luật. Ngoài ra, việc làm trên cũng hỗ trợ làm cho lượng nước thải ra ngoài môi trường trong sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm từ đó cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người trong khu vực. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao hình ảnh của công ty trong mắt các đối tác làm việc.
Xử lý nước thải là trong quá trình sản xuất, khi doanh nghiệp phát sinh ra một lượng nước thải nhất định, hệ thống xử lý nước sẽ loại bỏ các chất bẩn, chất ô nhiễm, chất độc hại ra khỏi nước thải nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn nước. Có rất nhiều cách để xử lý nước thải tùy thuộc vào loại nước và lượng nước mà cơ sở sản xuất thải ra hàng ngày mà sẽ có biện pháp phù hợp. Một số kỹ thuật xử lý nước thải phổ biến hiện nay có thể kể đến như: biện pháp vật lý, hóa học và sinh học.
Hệ thống xử lý nước thải là tập hợp các công nghệ xử lý nước đơn lẻ đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải riêng của từng nhà máy. Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất mà các phương pháp xử lý riêng biệt khác nhau sẽ được ghép nối để xây dựng một hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh cho từng dạng nước thải.
Một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp và hoàn chỉnh sẽ giúp cơ sở sản xuất giải quyết một số vấn đề sau đây:
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm những công đoạn nào ?
Như đã nêu bên trên, các thành phần cụ thể của một hệ thống xử lý nước thải sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải và những yêu cầu về xả thải ra môi trường của địa phương và pháp luật, nhưng nhìn chung, một hệ thống xử lý nước thải điển hình bao gồm các công đoạn dưới đây:
Hệ thống Bảng điều khiển: tùy thuộc vào mức độ tự động hoá yêu cầu của cơ sở sản xuất
Quy trình vận hành của một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp gồm các bước sau:
Thiết bị tách rác: Để loại bỏ rác thô, thiết bị tách rác được lắp đặt ngay trước bể lọc tập trung. Thiết bị này sẽ giúp bảo vệ an toàn cho các thành phần của hệ thống lọc đồng thời tăng hiệu quả lọc nước thải.
Bể tách dầu: Trước khi chuyển sang bước xử lý tiếp theo, các thành phần dầu mỡ trong nước thải cần được loại bỏ. Nếu lớp dầu mỡ này không được làm sạch, đường ống sẽ bị tắc và nghẹt rất nhanh. Lớp dầu mỡ này sẽ được hút bụi một cách thường xuyên sau khi đã được lọc sạch.
Toàn bộ lượng nước thải đầu ra đều được tập trung tại đây. Đặc biệt, chỉ số pH của nước thải không ổn định nên cần phải được trung hòa trước khi tiến hành giai đoạn tiếp theo. Các hóa chất như NaOH hoặc H2SO4 sẽ được thêm vào, cũng như thiết bị khuấy tự động để giữ cho lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định. Các thiết bị bổ sung sẽ được lắp đặt để quản lý và điều chỉnh độ pH của nước thải đến mức thích hợp. Phạm vi pH từ 6,5 đến 8,0 là lý tưởng
Keo tụ: Các hóa chất (phèn và polyaluminium) sẽ được thêm vào nước để phản ứng và kết tủa các chất bẩn. Chúng sẽ kết tụ lại với nhau và chìm xuống đáy.
Tạo bông: Dung dịch Polymer sẽ được thêm vào để tạo cầu nối giữ các bông cặn nhỏ với nhau thành những bông cặn có kích thước lớn hơn
Lắng: Bởi vì các hạt kết tủa và các bông cặn rất lớn và nặng, chúng sẽ lắng xuống đáy. Nước sẽ được bơm vào ống phân phối, lợi dụng tác dụng của trọng lực và tấm hướng dòng, các chất bẩn sẽ lắng xuống dưới đáy và nước sạch sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn. Phần bùn cặn sẽ được hút định kỳ về khu vực xử lý bùn.
Kỵ khí: Là quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện không có oxy. Phương pháp này thường được áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm cao (COD>2000 mg/l).
Hiếu khí: Là quá trình xử lý bằng vi sinh trong điều kiện đầy đủ oxy. Phương pháp này được áp dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm thấp (COD<2000 mg/l).
Mặc dù nước thải đã phân hủy nhưng cặn bùn vẫn nổi trong nước. Bể lắng sẽ được thiết kế sao cho dòng nước chảy với tốc độ chậm nhất có thể. Bùn có tỷ trọng lớn hơn tốc độ dòng nước chảy lên sẽ lắng xuống đáy bể. Lượng cặn này sẽ được xử lý và thu gom thường xuyên. Phần nước bên trên sẽ được dẫn sang bể khử trùng.
Chlorine sẽ được bỏ vào bể khử trùng. Hóa chất này có tính oxi mạnh sẽ tiêu diệt các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh.
Bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải xử lý nước thải của mình trước khi thải ra môi trường. Điều này đủ để thấy sự cần thiết và công dụng của hệ thống xử lý nước thải là vô cùng quan trọng.
Tất cả các cơ sở sản xuất, xí nghiệp dịch vụ, cơ sở y tế ... đều phải thiết lập hệ thống theo quy định của nhà nước nếu tạo ra nước thải vượt quá giới hạn cho phép trong quá trình hoạt động bình thường. Cụ thể bao gồm:
Sự an toàn và sức khỏe của mỗi chúng ta luôn được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu, và nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng và thiết kế một hệ thống xử lý nước thải dành cho cơ sở sản xuất, hãy liên lạc ngay với Công ty TNHH Hiệp Phát để được tư vấn.
Công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ T&T HIỆP PHÁT
Địa chỉ: Số 10B Ngõ 320/5 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 090 497 1919
Email: moshihiepphat@gmail.com
Tin tức liên quan